Lê Văn Tuấn & Friends
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Latest topics
» VÌ SAO EM LÀM THƠ TG : HOÀNG MAI
by vuhoangmai62 Tue Aug 09, 2011 8:28 am

» NGÀY MAI EM LẤY CHỒNG TG : HOÀNG MAI
by vuhoangmai62 Tue Aug 09, 2011 8:26 am

» EM KHÔNG LÀ SÂN GA TG : HOÀNG MAI
by vuhoangmai62 Tue Aug 09, 2011 8:22 am

» BIẾT TỎ CÙNG AI TG: HOÀNG MAI
by vuhoangmai62 Tue Aug 09, 2011 8:17 am

» TÂM SỰ VỚI EM TG : HOÀNG MAI
by vuhoangmai62 Tue Aug 09, 2011 8:12 am

» TÔI TÌM MUA NỬA VẦNG TRĂNG TG : HOÀNG MAI
by vuhoangmai62 Tue Aug 09, 2011 8:02 am

» BAO GIO TRỜI XUỐNG LỆNH THA TG : HOÀNG MAI
by vuhoangmai62 Tue Aug 09, 2011 7:51 am

» TÌNH CA CHO ANH TG : HOÀNG MAI
by vuhoangmai62 Thu Aug 04, 2011 10:05 pm

» NHÀ ANH - NHÀ EM
by vuhoangmai62 Sat Jun 25, 2011 9:39 pm

» TÔI YÊU NÀNG THƠ
by vuhoangmai62 Sat Jun 25, 2011 9:19 pm

» CHIM LẺ BẠN
by vuhoangmai62 Fri Jun 24, 2011 9:12 pm

» GIỌT SẦU NHỎ XUỐNG TIM TÔI
by vuhoangmai62 Sun Jun 12, 2011 6:27 pm

» VỖ VỀ NGƯỜI ẤY TRONG TÔI
by vuhoangmai62 Sat Jun 11, 2011 8:06 pm

» Thơ HOÀNG MAI
by vuhoangmai62 Fri Jun 10, 2011 9:13 pm

» TÔI ĐI TRONG CÕI VÔ THƯỜNG
by vuhoangmai62 Fri Jun 10, 2011 8:58 pm

» NHÀ ANH NHÀ EM . . .
by vuhoangmai62 Thu Jun 09, 2011 12:37 pm

» BÀI THƠ CUỐI CÙNG. . .
by vuhoangmai62 Thu Jun 09, 2011 11:43 am

» TẠ LỖI TRƯỜNG SƠN . . . TG: ĐỖ TRUNG QUÂN
by vuhoangmai62 Wed Jun 08, 2011 7:59 pm

Tự điển
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search


CÁC BÀI VIẾT về CROR MUSÍC

Go down

CÁC BÀI VIẾT về CROR MUSÍC Empty CÁC BÀI VIẾT về CROR MUSÍC

Bài gửi  HongTran Sat Sep 18, 2010 3:31 am

ÂM NHẠC CROR – NHỮNG GÌ NGHE VÀ THẤY

Cầm trên tay cuốn “GIỌT NƯỚC MẮT CHO ĐẠI DƯƠNG VÀ ÂM NHẠC CROR” của nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn, tôi không khỏi tò mò.Tò mò vì muốn biết CROR MUSIC là gì? Tò mò vì muốn hiểu nhà soạn nhạc – đồng thời là tác giả cuốn sách, muốn nói những gì trong tác phẩm dày 415 trang in song ngữ Việt –Anh này?

Khi nghe nhạc, bằng cảm thụ riêng của mình, bất cứ ai trong chúng ta cũng có quyền nhận xét theo cảm nhận của cá nhân - là mình thích hay không thích- cho dù ngay cả người đó là kẻ ngoại đạo mù mờ về nhạc lý, không rành xướng âm hoặc vụng về không biết sử dụng nhạc cụ. Sở dĩ tôi phải nói ngay điều này để thành thật xin lỗi các nhạc sĩ chuyên nghiệp, các nhà soạn nhạc chuyên nghiệp, cũng như những nhà nghiên cứu lý luận nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp…trước khi dám viết lên những dòng cảm tưởng về cuốn sách nói trên.

Với hình thức là cuộc họp mặt bạn bè, người đọc khá thú vị về cách dẫn dắt hóm hỉnh của Lê Văn Tuấn ngay từ trang 12 của cuốn sách. Tác giả đã để cho các nhân vật được tham gia một cách khách quan, tự do nêu quan điểm để từ đó làm cớ dẫn giải, làm nên chất xúc tác và gắn kết những gì muốn gửi gấm trong 8 bản hòa nhạc CROR: Nơi chốn của linh hồn, Ngôi nhà mái lá, Nàng công chúa, Mùa xuân đến muộn, Còn xanh sắc nắng, Chết nghiêng,Thời hoang vắng, Tìm về ria xóm hoang vu.

Chính với cách vào đề tự nhiên như thế, tác giả có điều kiện để thuyết giảng về một thế giới khoa học vũ trụ, về thế giới vật chất, về mối tương tác ngũ hành âm - dương - những quy luật đã được đúc kết từ cổ chí kim, từ Tây sang Đông cùng phép bí ẩn nhiệm màu của các con số tự nhiên. Đó chính là khoa học đầy thú vị, biện chứng mà con người càng khám phá - càng thấy mình nhỏ bé bởi vẫn còn đó vô vàn những bí ẩn huyền diệu mà con người chưa thể khám phá hết so với sự hiểu biết còn quá ít ỏi của mình.

Từ nhãn quan ấy, nhà soạn nhạc đã dành nhiều trang đi sâu giới thiệu những đặc trưng chủ yếu của thể loại nhạc CROR (Classic Romantic Opira Rock) – đối tượng nghiên cứu- sáng tạo mà mình đã không tiếc công sức, bỏ ra hàng chục năm trời để theo đuổi, tìm tòi.

Đúc rút từ những năm tháng tự học, những trải nghiệm tự tích lũy, bằng niềm yêu say mê từ năng khiếu thẩm nhạc và trau dồi kiến thức âm nhạc vững vàng… Tất cả như đã cung cấp cho nhà soạn nhạc nguồn năng lượng cần có để có thể tung tăng miên man trên cánh đồng chữ nghĩa với những lý thuyết và thực hành về âm nhạc. Tác giả đã say sưa kiến giải về những cấu thành cơ bản của âm nhạc nói chung và CROR CONCERT nói riêng với những khái niệm về hợp âm và bè; về dấu lặng, nhịp phách; về hồn cốt, hình dạng của nốt nhạc; về giai điệu chủ và bản nhạc không dấu hóa; về dấu lặng thăng và các loại nhạc cụ với sự kết hợp cộng hưởng của đàn người (thanh nhạc cụ người), đàn chế và đàn trời (đàn thiên nhiên); về tần số âm thanh và quãng, âm lượng và ẩn nhịp; về âm thanh gốc; về âm nhạc tình cảm; về cách thể hiện và cảm thụ CROR; về sự biến đổi nhịp phách của bản nhạc; về sự giao thoa “dọc- ngang” (như kinh tuyến và vĩ tuyến); về tương tác thủy-hỏa trong cõi nhân sinh; về việc phải biến cái “tôi” nhỏ bé, vị kỷ thành cái “ta” lớn hơn là cả thế giới cộng đồng toàn nhân loại khi không còn nữa những tư hữu, những phân chia tủn mủn nơi mỗi lãnh thổ quốc gia…vv…

Song, nếu chỉ có thế thì tác giả của cuốn sách mới chỉ làm được cái việc là soạn thảo giáo trình cho một bộ môn mà mình đã và đang dầy công nghiên cứu. Điều đáng quý hơn là bằng sự quyến rũ vĩnh hằng của ngôn ngữ văn học và thơ ca, tác giả đã khéo léo sử dụng nhuần nhuyễn giữa lối viết với lối kể, giữa văn nói dí dỏm như đang kể chuyện ngụ ngôn, tóm tắt những giai thoại dễ hiểu với những suy luận, phân tích, kiến giải thể hiện tính đặc thù học thuật mang tính khái quát về lý luận.

Sở dĩ độc giả có được cảm giác không bị khô khan, nặng nề khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết về âm nhạc (nghệ thuật sắp xếp, tổ chức, phối kết các âm thanh của giọng nói, các loại nhạc cụ hoặc cả hai thành một thanh bản chính thể để diễn đạt tư tưởng, tình cảm *), chính là nhờ trong cách dẫn chuyện, tác giả biết dùng nghệ thuật pha trộn như hệt người đầu bếp tinh tế trong chế biến xào, nấu, bày biện món ăn. Khi đặt và giải quyết vấn đề, Lê Văn Tuấn đã biết tận dụng triệt để những kiến thức khá phong phú, sự hiểu biết uyên thâm nhờ những nghiên cứu khá nghiêm túc của mình về nhiều những bộ môn khoa học - nghệ thuật khác ngoài âm nhạc như: về chiêm tinh học (thuật trông sao trên trời để doán định số phận của từng con người hoặc mọi việc sẽ xảy ra trong đời sống con người*), về thiên văn học (khoa học nghiên cứu các thiên thể*), về thiên-địa-kinh (khoa học phương Đông nghiên cứu về những quy luật âm-dương ngũ hành), về mỹ học (khoa học nghiên cứu về chân-thiện-mỹ), về nghệ thuật học (phương thức phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng*) thông qua: văn học, nghệ thuật điện ảnh, nghệ thuật tạo hình…
Tác giả đã dành khá nhiều trang viết để nói đến thể xác- vật chất và linh hồn. Bằng những phân tích khá cụ thể tác giả cho người đọc thấy rõ vai trò của HỒN (linh hồn, tâm hồn) trong mối quan hệ tương tác giữa người sáng tác và độc giả cùng khán, thính giả.

Điều khá lý thú là tâm hồn lãng mạn của một “cố nhà thơ” Lê Tuấn lại biến thái khá rõ nét trong khẩu khí hài hước, đôi lúc tựa như những mẩu chuyện giai thoại mang phong cách thể hiện ngụ ngôn của nhà văn Mark Le Twain và được cộng hưởng bằng nghệ thuật âm thanh của CROR CONCERT của nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn. Đây chính là sự gắn kết “BA trong MỘT”, như một sự hòa tan đồng điệu, thăng hoa của một chỉnh thể, nhưng về một mặt nào đó trên thực tế- lại thể hiện sự hóa thân - phân thân rõ nét mang đặc thù riêng trong từng “lãnh địa riêng” của: thi ca - văn học - âm nhạc.

Những ai từng biết về tác giả, dễ thấy cả sự độc lập lẫn giao thoa giữa ba con người – trong cùng một chỉnh thể. Trong cuộc “thoát xác” và “nhập hồn” này, người đọc sẽ thấy trong thơ Lê Tuấn những âm điệu trầm bổng của âm nhạc, những chuyển động của hình ảnh và sắc màu, những lấp lánh của ngôn từ chữ nghĩa…Độc giả lại thấy trong văn của Mark Le Twain: những khẩu khí văn xuôi nhiều lúc có vần, có điệu như thơ- lại thấy nhiều những định đề mà tác giả cố tình đúc kết như những chân lý được rút tỉa từ những chiêm nghiệm, lý sự sâu sắc như trích dẫn “ý đẹp lời hay” một cách cô đọng, nêu lên những triết lý mang tính quy luật - súc tích như kiểu tục ngữ, châm ngôn. Khán thính giả được thấy trong nhạc CROR của nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn chất ca khúc nghệ thuật lồng quyện trong chất nhạc thính phòng; chất truyện - với nhân vật trong mênh mông cõi nhân sinh được chuyên chở bằng sự tổng hợp của tầng tầng âm thanh Classic Romantic Opira Rock.

Nhưng ta còn thấy một ẩn ý thú vị, hóm hỉnh hơn nữa, khi qua những trang sách, cả ba vị: nhà thơ Lê Tuấn- nhà văn Mark Le Twain và nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn – chẳng một ai chịu thừa nhận tài năng và trí tuệ của ai. Mỗi vị đều xem mình ở một vị trí cao nhất- tựa hồ như mỗi người tự chiếm giữ một đỉnh tam giác – làm như chẳng cần biết đến nhau, song trên thực tế giữa họ lại có sự gắn kết hết sức liền lạc, hết sức cần nhau - vì nhau.

* * *

Ta đã biết, NHẠC THÍNH PHÒNG nghiêm - chuẩn luôn luôn kén khán thính giả vì những định chuẩn cao siêu, bác học. Trong cảm thụ, nhạc thính phòng đòi hỏi cần phải có những kiến thức thẩm định nhạc nhất định giữa cả người sáng tác- người thể hiện và những người nghe.

Phải chăng, NHẠC NHẸ hay ROCK-RAP lên ngôi, làm mưa làm gió trong đời sống âm nhạc thế giới nhờ nó mang hơi thở gần gũi với cuộc sống bằng sự len lỏi lan tỏa nhẹ nhàng thướt tha hay kích động cảm xúc. Những giai điệu và ca từ dễ hiểu của NHẠC NHẸ dễ len lỏi vào tình cảm người nghe, hoặc những biến đổi nhịp phách của cường độ âm thanh trong ROCK RAP dễ lan truyền sự cộng hưởng số đông trong sự phấn khích tột cùng. Có lẽ đây cũng chính là thế mạnh của NHẠC NHẸ TÌNH CẢM và ROCK RAP.

Vậy với CROR CONCERT, phải chăng nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn muốn thể hiện sự cách tân trong âm nhạc?

Có thể còn sớm khi khẳng định điều này, nhưng những gì chúng ta đã nghe và thấy được chính là việc tác giả muốn đưa nhạc thính phòng trở nên gần gụi, dễ hiểu bằng sự phối kết của những ca khúc nghệ thuật.Để làm được điều này, ngoài sự đam mê, dấn thân, tác giả như cảm thấy mình luôn được dẫn dắt, tiếp sực bằng một nguồn năng lượng vô hạn từ đấng siêu nhiên mà nhiều khi không dễ giải thích ngọn nguồn. Tác giả không hề ngộ nhận, huyễn hoặc về khả năng có hạn trong chính sự hiện hữu của mình, nhưng tác giả cũng không hề dấu diếm một khát vọng được cống hiến hết mình cho chính sự đổi mới, sự chuyển mình cần thiết và sống còn của âm nhạc. Không hề “vĩ cuồng”, bởi Lê Văn Tuấn hiểu mình “chỉ là người chấp bút” và “chẳng phải là do tôi có tài cán gì” (tr.185, sách cùng tên) nhưng ông hiểu mình “không phải là người đầu tiên, cũng sẽ chẳng phải là người cuối cùng” (tr.186) vì nếu mình không làm, thì sẽ xuất hiện người khác làm vì “sự thay đổi lớn lao trong thế kỷ 21” của âm nhạc (tr.186 sách cùng tên).

Được đến chung vui với nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn trong buổi giới thiệu tác phẩm âm nhạc CROR “Nơi chốn của linh hồn” là một điều vinh dự đối với cá nhân tôi. Những gì tôi đã được nghe, được thấy trong buổi hôm nay thật thú vị, cảm phục, nhưng thực ra với riêng tôi nó không bất ngờ. Không bất ngờ bởi vì tôi đã từng biết từ bao nhiêu năm nay Lê Văn Tuấn đã âm thầm làm việc, dấn thân trong mê đắm, như rút ruột mình để nhả tơ. Tác giả từng có lúc vừa khóc vừa biểu diễn đầy cảm xúc lãng mạn bằng những tầng thanh âm của những khát vọng khám phá, tìm tòi. Tác giả từng say mê với cảm xúc, muốn nhảy lên, hét lên thật hồn nhiên ngọt ngào như những đứa trẻ - một thưở thiếu thời – và vô tình dẫm vào đinh đến bật máu…Nhưng Lê Văn Tuấn vẫn viết, vẫn đàn, vẫn hát, vẫn sống cùng buồn, vui bằng những “ca khúc nghệ thuật”- đậm sang trọng của thính phòng, nhưng vẫn lãng mạn, mượt mà gần gũi với người nghe.

Không có gì khó hiểu “trong thơ có nhạc, trong nhạc có thơ”- trong nhạc của tác giả có 8 tập thơ làm gốc, làm nền tảng, có tính hữu hình của hội họa, có cả hình ảnh động của điện ảnh…

Nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn đưa vào trong tác phẩm của mình cả gió, dông, bão tố, cả nắng, mưa, đêm, ngày…; cả thiên hà, vũ trụ, bầu trời mênh mông với muôn vì tinh tú; cả động đất, núi lửa, sóng thần…lẫn cả tình yêu từng nhành hoa, ngọn cỏ hòa quyện trong những thánh thiện vĩnh hằng chan chứa tình yêu đời, yêu người của cõi nhân sinh.

“Thời hoang vắng” khi “khóc cho đại dương”là một trong những tác phẩm mà nhiều người nghe đã thật sự xúc động. Ai đã tự hỏi: Ai khóc cho đại dương và vì sao lại khóc? Phải chăng đó là nước mắt của trời – đấng siêu nhiên tối cao khóc cho đại dương- cho thiên nhiên bao la đang ngày đêm bị hủy hoại bởi chính sự tham lam và ngu muội của con người? Ai đã tự hỏi: Nếu một ngày kia, trong một lúc nào đó con người ta mới ngộ ra những lỗi lầm của mình trước những tai họa thiên nhiên do tự mình gây ra, để mong hối lỗi, mong xin được làm lại từ đầu… thì liệu có muộn quá không?

Người ta vẫn thấy chết nằm (như lẽ tự nhiên khi con người buông bỏ tất cả để về với cõi vĩnh hằng), hay chết đứng (ngay giữa trận tiền như nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du) nhưng đã mấy ai “chết nghiêng” nhẹ rơi như một chiếc lá- phận người trong thơ của Lê Tuấn và trong nhạc CROR của nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn?

Mẹ trái đất cõng trên lưng mình cả đại dương mênh mông, cũng cõng cả trên mình ”cả tỷ thằng ăn hại lẫn thằng không” (thơ Lê Tuấn). Không biết mình có phải là thằng ăn hại trong lũ ăn hại không, nhưng tôi tin là chính con người với sự tham lam vô độ, sự ngu muội không có điểm dừng- sẽ phải chịu những hậu quả tai hại của thiên tai, sự trừng phạt của thiên nhiên với những tội ác từng gây ra với môi trường và đồng loại.

Trong nhạc Lê Văn Tuấn cả cõi âm-dương của linh hồn và thể xác, cả máu thịt của thưở thơ ấu với nguồn cội- quê hương mình: “Đất Bắc cho tôi thưở thiếu thời/ Cho tối cắt giấy thả diều chơi/ Cho tôi nghịch nắng trên đồng cỏ/ Cho cả mưa rào thấm máu tôi”. Trong nhạc của Lê Văn Tuấn có cả tình mẫu tử- điểm tựa cho tác giả vịn vào mà say mê sáng tác:”Ta thấy mẹ ta lòng bao đau đớn/ Tấm lưng còng tập tễnh khuất sau vườn/Một mảnh trăng treo trên mái đầu bạc trắng/Chồng thì không có, cháu, con không/ Mắt mờ, răng rụng ăn gì được/ Góc nhà lầm lụi đến xót xa/Một đời đau khổ thân cô độc/ Lẻ loi một bóng trẻ đến già”…

Tôi rất tán thành nhận định của nhạc sĩ Thế Hiển khi cho rằng những tác phẩm CROR của nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn như “là những ca khúc nghệ thuật”. Với những gì chúng ta vừa được nghe và được thấy, những ca khúc của tác giả đã chứng tỏ sự tìm tòi, sáng tạo và cống hiến, khai phá mở đường cho cái mới.

Thú thực sự hiểu biết của tôi về âm nhạc thính phòng còn quá ngu ngơ, nên tôi không dám lạm bàn sâu hơn về học thuật trong sáng tác và lý luận âm nhạc.

Cũng tiện đây, tôi xin kể lại một giai thoại về sự ngu ngơ đó. Vào những năm 1980, sau khi nhận giải thưởng âm nhạc tại Ba Lan, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn có buổi biểu diễn báo cáo một số bản nhạc giao hưởng của So-panh. Đặng Thái Sơn thả hồn vào từng phím đàn và chinh phục cả khán phòng bởi tài năng xứng đáng của anh. Khi đàn dứt, hầu hết những khán giả người nước ngoài ngồi lặng đi. Có người đã khóc. Có người rút vội khăn tay chấm nước mắt. Chỉ có những người Việt Nam như tôi do không hiểu âm nhạc đã ào ào vỗ tay- chẳng khác chi tới những đoạn xuống xề của cải lương thường có thói quen vỗ tay rào rào mặc cho nội dung của câu hát và vở diễn đang là cao trào của buồn phiền hay bi lụy. Về việc này, thầy giáo người nước ngoài của chúng tôi đã lý giải đó là sự chênh lệch và vênh nhau của trình độ cảm thụ âm nhạc, như thói quen bi hài của văn hóa tiểu nông.

Do đó, có thể là còn sớm khi coi những tác phẩm CROR- Classic Romantc Opira Rock là một dòng hay một trường phái âm nhạc- nhưng những gì mà nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn đã miệt mài theo đuổi đã là những đóng góp đáng được ghi nhận.

Chúng ta nhớ là vào năm 1874, khi các họa sĩ trường phái hội họa “Ấn Tượng” (Impressionnism) lần đầu tiên trưng bày tác phẩm của mình và sau đó vào năm 1905, các họa sĩ theo phái “Dã thú” (Fauvism) cũng trình bày triển lãm sáng tác mới, thì hầu như thời đó nhiều người thưởng thức nghệ thuật ở Châu Âu đã lên án, chế diễu, dè bỉu coi thường với những câu: “Thật là Ấn tượng!” hay “thật đúng là một chuồng dã thú”. Vậy mà không ngờ từ chính sự chê bai chống đối ban đầu ấy, cái tên “Ấn tượng” (Impressionnism) và “ Dã Thú” ( Fauvism) lại thành tên gọi cho những trường phái hội họa mô-đéc và bất tử mãi với thời gian, khẳng định chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử mỹ thuật tạo hình thế giới.

Thiết nghĩ, âm nhạc CROR hay bất cứ thể loại nghệ thuật nào cũng vậy, nếu là những sáng tạo mở đường xuất phát bởi cảm xúc từ trái tim đến với trái tim con người, khát khao vươn tới cái đẹp, vì sự hướng thiện cao cả; nếu có thể vượt qua được sự đào thải khắt khe của quy luật thời gian, sự thẩm định và yêu thích của công chúng …nó sẽ mãi mãi tồn tại cùng nhân loại.

Trước nghệ thuật âm nhạc cao siêu và tinh tế với sức mạnh vĩ đại và huyền diệu của thế giới âm thanh - tác giả của bài viết này trước sau vẫn là một kẻ ngoại đạo. Nhưng vì quá tò mò mà được nghe, được thấy cái gì đấy ở CROR CONCERT nên mạo muội muốn viết lên những điều đã nghĩ.

Sài Gòn, những ngày đầu tháng 08 năm 2010.
Th.s Nghệ thuật- Họa sĩ ĐỖ LỆNH HÙNG TÚ

Nguồn tham khảo trích dẫn:
• (*) Đại tự điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn hóa Thông tin, 1998.
• 08 tập Thơ của nhà thơ Lê Tuấn. Chảy trong mạch đất, Mùa hoa bưởi nở trên sa mạc, Giấu hoa mộc miên nở trong tim, Sương mai còn ướt trên mặt sóng, Bài ca chim cắt, Mật mã trường sinh, Hòa bình trên đỉnh văn minh, Ân tình non nước. ( Nxb Hội Nhà Văn, Nxb Văn học…)
• “GIỌT NƯỚC MẮT CHO ĐẠI DƯƠNG VÀ ÂM NHẠC CROR” - nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn, Nxb Âm nhạc, 2010.

HongTran

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 09/08/2010

Về Đầu Trang Go down

CÁC BÀI VIẾT về CROR MUSÍC Empty Re: CÁC BÀI VIẾT về CROR MUSÍC

Bài gửi  HongTran Sat Sep 18, 2010 3:40 am

Nhân xem chương trình ca nhạc:
“SẮC NẮNG CÒN XANH” do VTV 1 phát và đọc cuốn “ÂM NHẠC CROR” của nhà soạn nhạc LÊ VĂN TUẤN


Một lần đã quá trưa. Nhà thơ Lê Tuấn đưa tôi vào phòng làm việc của mình, cho tôi nghe một bản nhạc giao hưởng của anh sáng tác phát ra từ một chiếc máy vi tính xách tay. Vừa đeo tai nghe vào, một hợp âm rung lên và liền sau đó, một chuỗi âm thanh diệu kỳ sống động chảy tràn ra lấp lánh ánh sáng, lộng lẫy sắc màu, ngào ngạt hương thơm… Tôi bị cuốn vào đó như lạc vào một xứ sở thần tiên. Không còn mệt, không còn đói, không còn tôi nữa trong mộng ảo, những mê cuồng tâm thức mà anh đã đem lại cho tôi bằng những hợp âm lãng mạn, chỉ có thể dùng hai từ “Hay tuyệt!” để diễn tả mà thôi.

Tôi viết những dòng đó từ tháng 02/ 2007 và nó được in trong tập thơ “Mùa hoa bưởi nở trên sa mạc” của nhà thơ Lê Tuấn do NXB Văn Học ấn hành. Lúc đó đã có nhiều người biết về thơ Lê Tuấn, nhưng chưa mấy ai biết về nhạc của anh. Khi đọc những dòng ca ngợi ấy, chắc sẽ không ít người cho rằng tôi viết như vậy là vì xuất phát từ tình cảm riêng tư. May thay, cách đây không lâu, đài truyền hình Trung ương, kênh VTV1 có phát chương trình nhạc của Lê Tuấn mang tên “Sắc nắng còn xanh”. MC của chương trình, trong lời nói mở đầu, đã hết lời ca ngợi nhạc của Lê Tuấn. Tôi thấy giữa những lời của MC và những lời tôi viết ngày đó có sự trùng hợp.

Sở dĩ tôi nói “may thay” là vì tôi là một nhà biên kịch, có viết văn làm thơ, còn về âm nhạc, tôi là người ngoại đạo. Vậy mà trong lần nghe đầu tiên ấy, tôi đã cảm giác được cái hay cái đẹp trong nhạc của anh và sự đánh giá của đài truyền hình Trung ương, tiếng nói chính thức của cơ quan ngôn luận lại gần gũi với cách đánh giá của mình. Tôi thấy quả mình là một người may mắn.

Nếu như chúng ta cùng tin như tôi rằng, phàm càng là nghệ thuật cao siêu thì càng có gì đó như có sự tác động của đấng sáng tạo vô hình. Hình như những tác phẩm vĩ đại luôn được mã hóa bằng những quy luật riêng không tuân thủ lôgic, thậm chí đôi khi còn ngược với logic.

Việc con bạch tuộc Pau, trong giải bóng đá thế giới đoán 8 lần thì đúng cả 8 như một sự diễu cợt vào lý thuyết xác xuất. Việc Bétthôven, một nhạc sĩ thiên tài, sáng tác ra những bản nhạc bất hủ trong khi ông bị điếc, như sự xác nhận sự bất thường của đấng sáng tạo.

Có thể kể ra đây hàng trăm ngàn ví dụ khác nói lên sự hữu hạn trong hiểu biết của con người về cõi nhân gian.

Việc ông Lê Văn Tuấn chỉ tự nghiên cứu về âm nhạc, chưa hề học qua một trường lớp nào, lại sáng tác được nhạc giao hưởng, thậm chí đề ra hẳn một lý thuyết âm nhạc, thoạt nghe như là chuyện của những kẻ tâm thần. Nhưng xin hãy gạt bỏ tâm lý nhược tiểu, nghĩa là nước nhỏ như nước ta không bao giờ có thể phát sinh thiên tài thì với vài bản nhạc của ông mà ta nghe, với quyển sách ta cầm trên tay, ta cũng thấy một cái gì vượt ra khỏi sự thông thường. Dù sao tôi cũng phải nói lại rằng đó chỉ là đánh giá của cá nhân tôi.

Thưa các bạn, những gì ông Lê Văn Tuấn làm, theo thời gian không biết có được công nhận hay không nhưng có thể thấy ngay rằng đó là những nỗ lực phi thường, cho những xác tín của cá nhân ông. Vừa rồi tôi có viết một kịch bản phim dài 30 tập đang được hẵng phim Phước Sang quay. Bộ phim có tên là “Dấn thân vào nước mắt”. Các nhân vật trong đó đều sống đam mê với hoài bão riêng mình. Tuy nhiên tôi thấy cuộc dấn thân của nhà soạn nhạc, nhà thơ Lê Tuấn còn đầy nước mắt hơn gấp nhiều lần các nhân vật mà tôi tưởng tượng ra. Tôi đã từng xin phép viết về cuộc đời anh nhưng còn chưa được anh đồng ý. Hy vọng một ngày không xa, tôi được có dịp đưa cuộc đời anh, đưa cuộc “dấn thân vào nước mắt” của anh lên màn ảnh…

Thời gian bao giờ cũng là người trọng tài công minh và nghiêm khắc nhất, ta hãy bình tâm chờ đợi. Biết đâu! Biết đâu con xúc sắc đỏng đảnh và khôn lường của tạo hóa lại có đáp số tương đồng với những giọt mồ hôi mà ông đã đổ trong cuộc vật lộn hầu như vô vọng để đi tìm một thứ hết sức giản đơn đó là cái đẹp?

Sài Gòn, ngày 1/8/2010
Hương Dạ Quỳnh


HongTran

Tổng số bài gửi : 83
Join date : 09/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết